Nhà Gỗ Kẻ Truyền – NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC GỖ CỦA NGƯỜI VIỆT.

NHÀ GỖ KẺ TRUYỀN - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC GỖ CỦA NGƯỜI VIỆT.

Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam và được coi là tinh hoa văn hóa trong kiến trúc gỗ của người Việt. Tuy nhiên, tên gọi “nhà gỗ kẻ truyền” lại khá xa lạ với nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về loại hình kiến trúc rất đỗi tự hào của người Việt.

Nhà gỗ kẻ truyền là gì? 

Nhà gỗ kẻ truyền – nhà gỗ truyền thống là loại hình nhà ở có từ lâu đời của người Việt, được xây dựng và phát triển chủ yếu bởi người dân thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Điểm nhận biết của nhà gỗ kẻ truyền là được làm hoàn toàn bằng gỗ, có mái ngói rêu phong kết hợp với sân vườn rộng rãi.

Đặc trưng của phong cách nhà này là sử dụng ngói truyền thống – ngói đất nung, có khả năng chống lại các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, gió. Điều này đảm bảo tính bền vững và tuổi thọ của ngôi nhà. Vì thế, có rất nhiều ngôi nhà ngói truyền thống có tuổi đời lên đến cả trăm năm.

Kết cấu nhà gỗ kẻ truyền Bắc 

Nhà gỗ kẻ truyền độc đáo bởi kết cấu phức tạp, được dựng lên qua hệ thống cột, xà, kẻ, rường, mái…được sắp xếp theo trật tự nhất định, yêu cầu tay nghề cao và sự tỉ mỉ, cẩn thận khi dựng nhà. Chính vì thế, để hoàn thành một công trình nhà gỗ mất rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám của những người thợ.

  • Hệ thống cột: có kết cấu đứng chịu nén, có vai trò nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ căn nhà. Tùy theo vị trí và chức năng mà cột chia ra các loại: cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu…
  • Hệ thống xà: là cấu kiện chịu lực kéo, là phần liên kết giữa các cột với nhau. Xà cũng chia ra nhiều loại: xà thượng, xà hạ, xà tử thượng, xà ngưỡng, xà hiên, thượng lương.
  • Hệ thống kẻ: Kẻ còn được coi là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái, mục đích liên kết các hệ thống cột qua mộng.
  • Hệ thống rường: Rường là bộ phận gối nâng đỡ mái nhà.
  • Kết cấu mái: bao gồm hành, rui, gạch màn, ngói mũi. Mỗi bộ phận có một vai trò khác nhau. Một số loại ngói đặc trưng được sử dụng trong xây dựng nhà gỗ kẻ truyền: ngói vảy rồng, ngói mũi hài, ngói nung thủ công,…

Phân Loại Nhà Kẻ 

  • Nhà gỗ kẻ truyền được phân loại theo số lượng gian và chái, gồm:

    • Nhà gỗ kẻ truyền 3 gian
    • Nhà gỗ kẻ truyền 4 gian
    • Nhà gỗ kẻ truyền 5 gian, hoặc 3 gian 2 chái
    • Nhà gỗ kẻ truyền 6 gian
    • Nhà gỗ kẻ truyền 7 gian hay 5 gian 2 chái
    • Nhà gỗ kẻ truyền 9 gian

    Tuy nhiên, loại nhà gỗ kẻ truyền được xây dựng phổ biến nhất hiện nay là nhà gỗ 3 gian.

Lý do nên làm nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Không chỉ độc đáo trong kết cấu, nhà gỗ kẻ truyền còn gây ấn tượng bởi kiến trúc mái ngói tinh tế, đẹp mắt, hoa văn trang trí được đục chạm cầu kì, tỉ mỉ với nhiều ý nghĩa biểu tượng, màu sắc đặc trưng tự nhiên. Không chỉ thế, nhiều người làm nhà gỗ kẻ truyền bởi một số lý do sau:

  • Nhà gỗ kẻ truyền được làm từ chất liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe – gỗ
  • Mang vẻ đẹp cổ kính, sang trọng, có tính thẩm mỹ cao
  • Dễ kết hợp nhà gỗ kẻ truyền với những công trình nhà ở khác.
  • Không gian nhà gỗ kẻ truyền được bố trí thoáng đãng, trong lành với vườn cây xanh mát.
  • Tuổi thọ của căn nhà cao, lên đến vài trăm năm
  • Có khả năng cách nhiệt và ngăn ẩm cao.

Mẫu nhà gỗ kẻ truyền đẹp hiện nay

Có thể thấy, mỗi một công trình một kiến trúc đều có những ưu nhược điểm riêng, không thể chỉ nhìn vào nhược điểm mà bỏ qua ưu điểm của nó và ngược lại. Nếu bạn thực sự thích phong cách nhà ngói truyền thống thì có thể suy xét theo nhiều phương diện để hạn chế nhược điểm của nó. Hãy xem xét nhu cầu, phong cách sống và ngân sách của bạn để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Lưu ý khi xây dựng nhà gỗ kẻ truyền

  • Khả năng bị mối mọt: vì được làm bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên, nên nếu bạn không bảo quản kỹ, rất dễ khiến gỗ bị mối mọt tấn công, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của căn nhà.
  • Yêu cầu không gian rộng rãi: nhà gỗ kẻ truyền thường kết hợp với sân vườn, vì thế yêu cầu không gian có diện tích rộng, thoáng đãng. Tuy nhiên, xét trên sự khan hiếm về diện tích đất hiện nay, bạn cũng có thể thiết kế nhà kẻ truyền linh hoạt theo không gian của bạn.
  • Khan hiếm nguyên liệu: hiện nay diện tích rừng đang bị thu hẹp dẫn đến số lượng và loại gỗ hiện nay cũng bị giảm đáng kể.
  • Chi phí cao: Do khan hiểm nguồn cung, dẫn đến chi phí mua gỗ cũng cao. Ngoài ra, để tạo ra một căn nhà bền đẹp thì yêu cầu chất lượng gỗ tốt và hiếm, vì thế chi phí xây dựng nhà gỗ kẻ truyền đôi khi cao hơn so với xây nhà hiện đại.

Trên đây là những thông tin về nhà gỗ kẻ truyền mà Kiến Trúc Cổ Phong cung cấp cho bạn. Hi vọng với kiến thức này, bạn sẽ thêm hiểu và yêu thích phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam ta.

Xây Nhà Truyền Thống: Những Lưu Ý Cần Biết

Xây Nhà Truyền Thống: Những Lưu Ý Cần Biết

Xây Nhà Truyền Thống: Những Lưu Ý Cần Biết  5/5 Xây nhà truyền thống có thể là…

Nhà Sàn Là Gì? Khám Phá Kiểu Kiến Trúc Gần Gũi Thiên Nhiên

Nhà Sàn Là Gì? Khám Phá Kiểu Kiến Trúc Gần Gũi Thiên Nhiên

Nhà Sàn Là Gì? Khám Phá Kiểu Kiến Trúc Gần Gũi Thiên Nhiên  5/5 Nhà sàn, còn…

Cột đồng trụ – Ý nghĩa sâu xa trong văn hóa tâm linh người Việt

Cột đồng trụ – Ý nghĩa sâu xa trong văn hóa tâm linh người Việt

Cột Đồng Trụ – Ý Nghĩa Sâu Xa Trong Văn Hóa Tâm Linh Người Việt  5/5 Tại…

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *